Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Trang chủ Giỏ hàng0 Tài khoản Nhắn tin

6 Mẹo bảo quản đũa gỗ không bị mốc bạn cần phải biết

Đũa gỗ, mặc dù rất đẹp về mặt thẩm mỹ, song lại rất dễ bị ẩm mốc, đặc biệt vào những ngày trời nồm, không khí có độ ẩm cao. Và không phải ai cũng biết cách chống ẩm mốc, bảo quản đũa gỗ để có thể sử dụng được lâu bền hơn. Hãy cùng TINTIN tìm hiểu ngay 6 mẹo bảo quản đũa gỗ trong bài viết sau nhé.

Mẹo bảo quản đũa gỗ

Nguyên nhân khiến đũa gỗ bị mốc

Vì được làm từ nguyên liệu gỗ, do đó vào những ngày trời nồm, độ ẩm không khí cao, đũa gỗ rất dễ bị mốc. Đây luôn là môi trường tốt để vi khuẩn trong không khí được dịp phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, bạn cũng vô tình làm cho đũa gỗ bị mốc đấy. Cùng xem các nguyên nhân sau đây nhé:

  • Đũa bẩn, không chà rửa trong thời gian dài
  • Đũa gỗ bị ngâm trong nước quá lâu
  • Dùng chất tẩy rửa tự pha chế từ thiên nhiên như: chanh, sả, bưởi,…
  • Không phơi nắng sau mỗi lần rửa bát đũa
  • Môi trường úp bát đũa ẩm ướt, không thông thoáng, kín gió
Tự làm nước rửa chén từ thiên nhiên, an toàn

Mẹo chống ẩm mốc bảo quản đũa gỗ

Sau một thời gian sử dụng, nếu không biết cách bảo quản, thực hiện các cách thức phòng chống ẩm mốc cho tủ chén nhà bạn. Thì những chiếc đũa gỗ sang trọng ngày nào sẽ nhanh chóng bị xỉn màu, đốm xanh, trông rất mất thẩm mỹ mỗi lần sử dụng.

Không những thế, đũa gỗ bị mốc còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn sau thời gian dài sử dụng. Cùng bỏ túi cho mình những mẹo cực hữu ích phòng chống ẩm mốc cho bộ đũa gỗ nhà bạn nhé.

Chống ẩm mốc khi mới mua đũa gỗ

Ông bà ta có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”. Và với đũa gỗ cúng thế, chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp phòng chống ẩm mốc ngay từ lúc mới mua về. Thông thường, các bạn chỉ rửa sơ qua với nước lạnh, sau đó sử dụng.

Cách này không thực sự hiệu quả, đặc biệt là đối với những bộ đũa gỗ đã để trong kho quá lâu. Vi khuẩn có thể trú ẩn, sinh sôi trong đó, gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Vì thế, để chống ẩm mốc cho đũa gỗ khi mới mua về, bạn nên thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Cho muối hạt vào chậu nước ấm
  • Bước 2: Cho đũa vào chậu, rồi cọ rửa nhẹ nhàng
  • Bước 3: Vớt đũa và xếp chúng lên mâm
  • Bước 4: Đem phơi nắng, bạn nên chọn thời điểm nắng dịu để tránh làm bạc màu đũa gỗ
Chọn nước rửa chén diệt khuẩn hiệu quả

Chọn chất tẩy rửa chén bát rất quan trọng khi chống ẩm mốc cho đũa gỗ. Những vết nấm mốc trên đũa gỗ thực sự là những ổ vi khuẩn gây bệnh đang phát triển trong điều kiện phù hợp của môi trường. Do đó, nước rửa chén bát của bạn phải đủ mạnh để có thể tiêu diệt được chúng.

Hiện nay, nhiều chị em mách nhau các cách pha chế nước rửa chén tại nhà từ thiên nhiên. Nhưng với sự phát triển, độ biến hóa ngày một mạnh của các chủng loại vi khuẩn gây bệnh thì các loại nước rửa chén thiên nhiên đó chưa thật sự hiệu quả.

Vì thế, TINTIN khuyến khích bạn nên sử dụng các loại nước rửa chén diệt khuẩn hiệu quả. Đặc biệt trên thị trường hiện nay có dòng Nước rửa chén dược liệu TINTIN với hiệu quả diệt các loại vi khuẩn gây hại cho con người đến 99,99% đang được nhiều chị em nội trợ tin dùng.

Với công thức tẩy rửa sạch nhanh gấp 2 lần, nước rửa chén dược liệu TINTIN tự tin đánh bật các loại vết bẩn cứng đầu trên đũa gỗ, nhất là cơm khô dính trên đũa rất khó tẩy rửa theo cách thông thường. Ngoài ra, công hiệu khử mùi hiệu quả, giúp đũa gỗ nhà bạn luôn cho hương chanh thơm thoang thoảng.

Không ngâm đũa bẩn quá lâu trong nước

Một mẹo chống ẩm mốc trên đũa gỗ quan trọng khác chính là hãy rửa đũa ngay sau khi sử dụng. Việc ngâm đũa quá lâu không chỉ khiến đũa ngấm các hoá chất trong nước rửa chén mà còn khiến đũa ngấm các loại thức ăn bám trên đũa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ẩm mốc đũa gỗ mà bạn cần khắc phục.

Hơn thế nữa, đũa gỗ khi bị ngâm quá lâu trong nước còn dễ phát sinh tình trạng mục gỗ khiến thời gian sử dụng đũa của bạn ngày càng ít đi. Ngoài ra, chén bát ngâm trong nước là môi trường rất tốt để vi khuẩn phát triển, đừng vì lười biếng mà có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của các thành viên trong nhà nhé.

Có nên ngâm chén dĩa bẩn trước khi rửa không?
Phơi đũa ngoài nắng

Khoảng 1 – 2 tuần, bạn nên phơi đũa gỗ ngoài nắng một lần để bảo quản đũa được tốt hơn. Ánh nắng Mặt trời sẽ giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn cũng như các loại nấm, ẩm mốc trên đũa của bạn. Nếu điều kiện thời tiết không cho phép, bạn có thể hơ đũa gỗ qua lửa rồi phơi khô.

Vệ sinh nơi đựng đũa

Các khay đựng đũa cũng là một trong những nguyên nhân khiến đũa ẩm mốc mà bạn không nên ngó lơ. Hãy thường xuyên vệ sinh nơi đựng đũa, chú ý lau sạch và khô khay đựng để đảm bảo không còn nước tồn đọng tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Thay đũa thường xuyên

Khoảng sau 4-5 tháng, bạn nên tạm biệt những đôi đũa cũ của mình dù có yêu thích chúng như thế nào đi chăng nữa. Đũa gỗ cũng có “tuổi thọ” cho riêng mình đấy. Khi sử dụng một thời gian dài, chúng sẽ có tính chống ẩm mốc thấp hơn, vi khuẩn cũng như mốc ẩm sẽ dễ đi vào bên trong thân đũa. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe của bạn và gia đình, đừng quên thay đũa thường xuyên.

Trên đây là 6 cách chống ẩm mốc cho đũa gỗ mà bất kỳ ai cũng nên biết. Cleanipedia hi vọng rằng bạn có thể áp dụng những mẹo này để bảo vệ sức khoẻ của chính mình và các thành viên trong gia đình mình tốt hơn nhé.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.