Sử dụng vòi lấy nước của tủ lạnh thường xuyên nhưng bạn đã biết cách làm sạch vòi lấy nước của tủ lạnh chưa? Dưới đây là cách làm sạch vòi lấy nước của tủ lạnh đơn giản. Mời bạn cùng đón đọc!
Hướng dẫn cách vệ sinh vòi lấy nước của tủ lạnh lấy nước ngoài
Vòi lấy nước của tủ lạnh là bộ phận giúp lấy nước uống được trang bị thêm trên một số tủ lạnh hiện nay. Việc làm sạch vòi lấy nước của tủ lạnh là rất quan trọng giúp bảo đảm an toàn và vệ sinh cho người sử dụng.
Vệ sinh vòi lấy nước ngoài của tủ lạnh
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hòa tan khoảng 2 giọt nước rửa chén với một ít nước (Có thể thay thế bằng hỗn hợp nước ấm và giấm trắng trộn theo tỷ lệ 1:1), khuấy đều để tạo bọt.
- Bước 2: Lấy khăn lau hoặc cọ vệ sinh nhúng vào hỗn hợp vừa pha.
- Bước 3: Lau hoặc chà nhẹ lên vật dụng cần làm sạch trong khoảng 10 – 15 giây. Thực hiện liên tục cho đến khi bụi bẩn được lấy ra hết. Nếu cọ hoặc khăn lau bị bẩn, bạn có thể làm sạch cọ và tiếp tục dùng hỗn hợp trên để vệ sinh.
- Bước 4: Cuối cùng, bạn xả sạch bằng cần gạt cần lấy nước ngoài để hỗn hợp tẩy rửa và bụi bẩn chảy ra, thực hiện trong vòng 1 phút hoặc đến khi nước trong trở lại.
Vệ sinh bề mặt ngăn lấy nước ngoài
- Bước 1: Cho vào bát hoặc thay giấm trắng và nước hòa trộn theo tỷ lệ 1:1.
- Bước 2: Thấm khăn sạch vào hỗn hợp đã pha và lau sạch trên bề mặt của bình nước hoặc bên ngoài vòi nước để loại bỏ cặn bẩn và các khoáng chất tích tụ.
- Bước 3: Ngâm khay nước trong hỗn hợp nước và giấm trong khoảng 15 – 30 phút, làm sạch khay bằng bàn chải rồi rửa lại bằng nước. Lau khô và lắp khay lại vị trí cũ.
Vệ sinh đường ống cấp nước của tủ lạnh
- Bước 1: Ngắt nguồn điện của tủ lạnh và nơi cấp nước. Tiếp đến tìm van tủ lạnh và khóa van lại để tránh tình trạng rò rỉ nước khi vệ sinh. Trường hợp này chỉ áp dụng cho tủ lạnh sử dụng trực tiếp nguồn nước sinh hoạt của gia đình.
- Bước 2: Trộn hỗn hợp giấm và nước theo tỷ lệ 1:1, tiếp đến bạn tiến hành ngắt kết nối đường ống nước ra khỏi van nhưng vẫn giữ kết nối với vòi lấy ngoài của tủ. Sau đó, bạn đổ hỗn hợp đã pha vào đường ống cấp nước của tủ.
- Bước 3: Đợi khoảng 10 phút để hỗn hợp làm sạch các cặn vôi bên trong ống. Tiếp đến bạn đổ nước sạch vào đường ống. Chờ thêm khoảng 10 phút thì bạn xả lại với nước cho sạch.
- Bước 4: Tiến hành lắp lại đường ống, cắm điện để tiếp tục sử dụng. Đối với bộ lọc nước đã lâu chưa thay, bạn cũng nên thay thế để đảm bảo.
- Bước 5: Nếu thấy còn mùi bạn tiếp tục xả nước qua vòi cấp nước đến khi nước trong hoặc không còn mùi giấm nữa.
Những lưu ý khi vệ sinh vòi lấy nước của tủ lạnh lấy nước ngoài
Một số lưu ý khác khi vệ sinh vòi lấy nước tủ lạnh bạn cần quan tâm như:
- Trước khi làm sạch, nên tắt nguồn điện và ngắt nguồn nước đến từ bình chứa.
- Nếu tủ lạnh có bộ phận làm đá tự động đi kèm với vòi lấy nước ngoài, nên đổ bỏ phần đá đã làm trước đó bởi có khả năng chúng cũng đã bị nhiễm khuẩn.
- Dùng khăn giấy khô hoặc khăn mềm ướt lau sạch bên trong và bên ngoài của vòi.
- Sử dụng dung dịch sát khuẩn để làm sạch vòi nhằm loại bỏ mầm bệnh và vi khuẩn.
- Nên làm sạch vòi định kỳ, ít nhất 1 tháng một lần để bảo đảm an toàn và chất lượng nước uống.
Vòi lấy nước của tủ lạnh nếu không được vệ sinh sạch sẽ, sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của nước uống. Hy vọng với những cách làm sạch vòi lấy nước của tủ lạnh mà TinTin chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc vệ sinh tủ lạnh luôn sạch và bền đẹp.