Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Trang chủ Giỏ hàng0 Tài khoản Nhắn tin

Hướng dẫn thông tắc bồn cầu bằng băng dính

Mỗi lần thông tắc bồn cầu bạn phải liên hệ đến công ty chuyên xử lý thông tắc để giải quyết vô cùng tốn kém và chờ đợi rất lâu. Không cần phải như thế nữa, chỉ cần một cuộn băng keo có ngay trong nhà cũng sẽ giải quyết được cho bạn. Ở bài viết này, TINTIN sẽ mách bạn cách chữa tắc bồn cầu bằng băng dính nhé!

Hướng dẫn thông tắc bồn cầu bằng băng dính

Cách thông tắc bồn cầu bằng băng dính

  • Đầu tiên bạn dùng khăn lau sạch vết nước, vết bám bẩn trên miệng bồn cầu.
  • Dùng băng dính dán kín bề mặt miệng bồn cầu. Bạn chú ý dán kín sao cho không có khe hở nhé, tốt nhất nên dán 2 – 3 lớp chồng lên nhau tránh trường hợp nước xả làm bung keo.
  • Giật nước bồn cầu, bạn nên giật nước 1 – 2 lần để nước đẩy phồng băng dính lên. Dùng tay ấn mạnh băng dính xuống vài lần.
  • Như vậy áp lực nước, chênh lệch về áp suất sẽ giúp bồn cầu của bạn sẽ được thông tắc hoàn toàn, cuối cùng bạn chỉ cần tháo băng và vệ sinh lại.

Vì sao băng keo có thể thông tắc bồn cầu?

Để hiểu được lý do vì sao miếng dán này có thể làm như vậy, trước tiên chúng ta phải xét đến cơ chế của chiếc thụt bồn cầu.

Khi đặt chiếc thụt vào trong lỗ bồn cầu, cần phải đảm bảo cho phần mút cao su bao trọn phần ống nước rồi ấn xuống. Không khí bên trong mút cao su sẽ được đẩy vào ống bồn cầu, tạo thành một áp suất nén.

Sau đó khi rút ra, phần ống cao su sẽ hút không khí và nước lên, tạo thành một khoảng chân không. Áp suất tạo thành khi lặp đi lặp lại quá trình này sẽ khiến vật thể gây tắc rời ra khỏi ống, giúp bồn cầu thông trở lại.

Nguyên lý của miếng dán thực chất cũng giống như chiếc thụt cao su, chỉ khác ở chỗ nó bao trùm toàn bộ bồn cầu. Khi ấn xuống, không khí được đẩy thẳng vào ống, tạo ra sự chênh lệch về áp suất.

Sau đó lực đàn hồi sẽ kéo miếng dán lên, tạo ra lực hút tác động lên vật thể gây tắc. Làm đi làm lại vài lần, bồn cầu sẽ đột nhiên thoát nước như chưa có gì xảy ra.

Những nguy hiểm có thể gặp nếu dán băng keo không kĩ

Một điểm lưu ý đặc biệt mà bạn “buộc phải nhớ” đó là phải dán thật kín phần băng dính ở bề mặt bồn cầu. Nếu không dán kĩ thì sẽ gây nên nhiều nguy hiểm như:

  • Khi băng keo tuột ra ngoài, áp suất nước lớn sẽ khiến nước từ bồn cầu văng ra ngoài mất vệ sinh.
  • Bên cạnh đó, khi áp suất nước lớn cũng có thể cuốn ngón tay bạn vào bồn cầu gây nên hậu quả nghiêm trọng.
  • Với một số tình huống đặc biệt hi hữu, bồn cầu có thể bị vỡ nứt do áp suất chênh lệch quá lớn.

Chỉ đơn giản với cuộn băng keo có sẵn ở nhà thôi là bạn đã có thể tự thông tắc bồn cầu nhà bạn nhanh chóng mà không tốn kém nữa rồi. Chúc bạn thành công.

Tham khảo các mẹo vặt về việc chăm sóc, làm sạch quần áo, nhà cửa, phòng tắm, phòng bếp,… mỗi ngày với TINTIN tại chuyên mục chia sẻ nhé! Hy vọng rằng với những “bí kíp” nhỏ, bạn sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian và công sức trong việc vệ sinh nhà cửa.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.