Áo dài, một trang phục truyền thống của người Việt, đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt để giữ cho nó luôn mới mẻ và bền đẹp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách giặt áo dài và bảo quản sao cho hiệu quả nhất để duy trì vẻ đẹp và chất lượng của nó.
1. Cách giặt áo dài đúng cách
– Thời điểm giặt áo dài tốt nhất là ngay sau khi mặc xong, không nên để quá lâu mới giặt áo dài, bởi để áo dài bẩn càng lâu thì vết bẩn càng bám dính vào áo dài, rất khó làm sạch hoặc khi làm sạch thì sợi vải dễ bị bào mòn, giảm độ bền.
– Nhất là với áo dài làm bằng chất liệu tơ lụa, loại chất liệu cực “khó nhằn” khi giặt giũ và bảo quản. Do đó, giặt càng sớm thì áo dài càng dễ làm sạch, độ bền, màu sắc càng giữ được lâu nhé.
– Khi tẩy các vết ố vàng trên áo bạn nên sử dụng nước cốt chanh hoặc giấm ăn, không nên sử dụng các dung dịch tẩy rửa mạnh, chúng sẽ làm phai màu áo dài, gây xơ vải đấy.
– Nếu chọn cách giặt áo dài bằng máy giặt, bạn nên sử dụng loại nước giặt an toàn có độ axit thấp, chọn chế độ giặt nhẹ nhất và nên cuộn áo dài lại, cho vào túi giặt trước khi bỏ áo dài vào lồng giặt. Làm cách này, áo dài sẽ được giặt sạch, giữ nếp, tăng độ bền.
– Áo dài bằng chất liệu gấm, satin được khuyến khích chọn cách giặt áo dài bằng tay, không nên chọn cách giặt áo dài bằng máy để tránh chất liệu, màu sắc của vải kém đẹp.
– Khi phơi áo dài cần chọn ngày nắng, không chọn ngày trời ẩm, không nắng, áo dài dễ bị ẩm, nấm mốc khi phơi.
– Áo dài lụa nên phơi ở nơi thoáng mát, không phơi trực tiếp dưới ánh mặt trời. Các loại chất liệu khác phơi dưới nắng, nơi thông thoáng để áo nhanh khô, không bị ẩm.
>> Xem thêm: Bí quyết giặt đồ xi như mới
>> Xem thêm: 3 bí quyết giặt giũ tránh quần áo bạc mầu
2. Phơi áo dài
Sau khi lực chọn cách giặt áo dài bằng tay hoặc cách giặt áo dài bằng máy giặt, quần áo thông thường bạn có thể phơi ngoài nắng cho mau khô nhưng nếu áo dài thì bạn tuyệt đối không vì nếu phơi áo dài ngoài nắng sẽ khiến áo dài bị khô cứng, phai màu, không còn bóng vì vậy bạn chỉ cần phơi ở nơi thoáng gió là được.
3. Ủi áo dài
Cách tốt nhất để ủi áo dài là nên ủi áo khi áo còn ẩm, còn nếu bạn đã phơi áo khô mà tính ủi thì nên dùng bình xịt, xịt nước cho ẩm áo dài rồi mới tiến hành ủi.
Trước khi ủi bạn nên lộn mặt trái của áo dài ra và dùng bàn ủi hơi nước để là và nên cài đặt ở nhiệt độ thấp nhất thì sẽ an toàn cho vải áo dài. Trong trường hợp bạn dùng bàn ủi thường thì nên đặt một mảnh vải ướt lên trên bề mặt áo trước khi là.
Lưu ý đối với trường hợp ủi áo dài bằng lụa thì bạn nên cho áo dài vào túi ninlon sau đó bỏ vào trong ngăn đá tủ lạnh cho áo dài ẩm sau đó mang ra ủi nhẹ nhàng.
4. Cách bảo quản áo dài hiệu quả
– Để áo dài phẳng phiu đẹp mắt khi mặc, bạn nên ủi thẳng áo dài sau đó treo lên móc đặt vào tủ, khi ủi áo dài nên lộn trái áo dài, sử dụng chế độ ủi hơi nước hoặc phun nước lên mặt vải trước khi ủi để vải nhanh thẳng, mềm mịn.
Nếu không thường xuyên mặc áo dài, bạn nên gấp gọn áo dài sau đó cho vào túi sạch rồi đặt trong tủ để áo dài luôn sạch sẽ, mềm mại, không bị bám bụi bẩn.
– Không bảo quản áo dài trong túi nilon, áo dài sẽ nhanh bị ố vàng, xỉn màu.
Sử dụng các cách giặt áo dài phù hợp và bảo quản áo dài này để những chiếc áo dài xinh đẹp của bạn luôn mới và sạch sẽ nhé. Chia sẻ với chúng tôi những mẹo giặt áo dài tốt khác bằng cách bình luận vào khung ở dưới ngay.